Năm 2014, trường La San Bá ninh kỷ niệm 60 năm ngày thành lập (1954 - 2014).
Nhân dịp này, tập thể thầy trò trường La San Bá Ninh đã xuất bản Tập Đặc San kỷ niệm 60 năm thành lập trường.
Mời quý vị đọc bài Dõi Theo Dấu Chân Xưa của tác giả Phan Chuẩn trích trong tập Đặc San này
Bài viết này ghi tóm tắt việc may mắn tìm được qúy Frère, quý Thầy Cô và anh em đồng môn cựu học sinhTrường La San Bá Ninh Nha Trang. Xin tạ ơn Thượng Đế, cảm ơn Internet, các bạn cũ đã đưa đường dẫn lối cho tôi “lần theo vết các dấu chân xưa”. Vì trí nhớ kém cỏi, có thể bài viết này có đôi điều sai sót, xin quý bạn La San Bá Ninh vui lòng đính chính giùm. Vô cùng cảm ơn anh em và các bạn.
Tìm về nhau, nắm chặt tay nhau nhé
Nhân dịp này, tập thể thầy trò trường La San Bá Ninh đã xuất bản Tập Đặc San kỷ niệm 60 năm thành lập trường.
Mời quý vị đọc bài Dõi Theo Dấu Chân Xưa của tác giả Phan Chuẩn trích trong tập Đặc San này
Bài viết này ghi tóm tắt việc may mắn tìm được qúy Frère, quý Thầy Cô và anh em đồng môn cựu học sinhTrường La San Bá Ninh Nha Trang. Xin tạ ơn Thượng Đế, cảm ơn Internet, các bạn cũ đã đưa đường dẫn lối cho tôi “lần theo vết các dấu chân xưa”. Vì trí nhớ kém cỏi, có thể bài viết này có đôi điều sai sót, xin quý bạn La San Bá Ninh vui lòng đính chính giùm. Vô cùng cảm ơn anh em và các bạn.
Tìm về nhau, nắm chặt tay nhau nhé
Cái ôm chầm niềm hạnh phúc chứa chan
Quý giá hơn cả bạc lẫn cả vàng
Đó là tình Thầy-Trò và bằng hữu.
Nếu tôi nhớ không lầm thì khoảng năm 1985, khi đi dọc theo vĩa hè chợ Xuân Lộc, tỉnh Long Khánh để tìm thợ, nhờ sửa cho chiếc đồng hồ vặn dây, do người thân quen tặng, tôi gặp được Trần công Đào, một bạn học cùng lớp 12B niên khóa 1974-1975. Ngồi loay hoay bơm mực vào các cây viết, khuôn mặt Đào không mấy đổi khác, nước da đen sẩm vì bụi đời sương gió, nắng chói chan chốn đất đỏ mịt mù.
Gặp được Đào như người đang lạc đường trong sa mạc tìm thấy vũng nước, tôi và Đào oà lên vui mừng vì sau khoảng 10 năm rời Trường, lần đầu tiên gặp lại một bạn học cũ. Điều mà tôi hằng ao ước nhưng nghĩ rằng không bao giờ trở thành sự thực.
Từ đó về sau, cứ mỗi tháng sau khi đi đốn cây, cưa gỗ ở rừng về, tôi lại tìm Đào. Hai đứa rủ nhau vào quán Càfé, rít vài điếu thuốc thơm kể lại chuyện xưa, cảm thấy thật an ủi và hạnh phúc vô cùng, quý nhau như là bạn tri kỷ, mặc dù thời học sinh chỉ biết mặt chứ không chơi thân với nhau.
Sau đó khoảng năm 1987, cuộc sống biến đổi, tôi lên Sàigòn để làm thợ mộc, trang trí nội thất tại một vài khách sạn và đóng tủ bàn cho người chủ xuất cảng qua Âu Châụ. Một hôm đến nhà người bà con gần nhà thờ Ba Chuông đường Trương Minh Giảng, tôi lại rất ngạc nhiên khi nhìn thấy Phạm gia Bảo, người bạn cùng lớp ngày xưa đang có mặt trong căn nhà. Có lẽ Bảo không nhận ra tôi, nhưng cho dù vóc dáng Bảo nay quá thay đổi, khuôn mặt không khác trước là bao, và cái thói quen cắn móng tay vẫn còn. Sau đó, tôi đến Câu Lạc Bộ cử tạ sát Thảo cầm viên để gặp Bảo, vì lúc ấy Bảo là huấn luyện viên bộ môn này, và đã từng đoạt giải vô địch cử tạ toàn quốc hạng trên 72 kg. Rồi thời gian sau, Bảo biến mất, thì ra anh chàng đã âm thầm vượt biên đặt chân đến Hoa kỳ.
Có lẽ năm 1988, nhân một chuyến đi thăm người thân tại giáo xứ Bùi Chu, Hố Nai, tôi sửng sốt ngạc nhiên khi nhìn thấy khuôn mặt và nụ cười quen thuộc của một Frère huynh trưởng Hướng đạo La San xưa, tóc nhuộm đất cát, mồ hôi nhễ nhại đẩm cả người, đang leo lên từ cái giếng nước đang đào dỡ dang, tôi vội bước đến hỏi : Xin lỗi, anh có phải là Nguyễn công Hùng không? Anh ta cố nhíu mắt nhìn và hỏi lại: “Đúng vậy, anh có phải là Chuẩn không?” Thế là sau 1975, hai “Huynh đệ” cùng đoàn Hướng đạo La San Lạc Việt, đồi La San Nha Trang, tìm lại được nhau. Quá vui mừng anh dẫn tôi vào nơi anh ở, và tặng tấm hình vô giá chụp chung với nhau, nhớ tiếc thủa “tung hoành ngang dọc” thời Hướng đạo…
Tuy không hề nghĩ rằng mình sẽ có may mắn đặt chân đến Hoa Kỳ, thế rồi cơ duyên đã đến . Vào khoảng năm 1998, nhân đi dự đám tang Frère Bonard tại tiểu bang Maryland, tôi gặp được một vị Frère người Việt Nam, trẻ, đẹp trai, nụ cười có duyên và hiền hậu. Trao đổi trò chuyện, thì biết được đó là Frère Nguyễn minh Thành, một cựu học sinh La San Bá Ninh, cũng là em ruột của Nguyễn minh Triệu. Ngoài chuyện học Bá Ninh, Triệu cùng đoàn Hướng đạo với tôi. Mừng quá, tôi xin Frère Thành số phone và được biết Triệu và Hoàng đình Bình vừa liên lạc, gặp nhau tại Georgia, Hoa Kỳ cách đó ít tuần.
Vào khoảng cuối năm 1999, tôi lên Net vào một số website tìm bạn cũ, liên lạc email được với Ngô thế Hoài, Hoài không nhận ra tôi liền hỏi han 8 bạn học Bá Ninh cùng khóa, và may thay Phạm đình Phương còn nhớ đến người bạn học cũ thời tiểu hoc Giuse Nghĩa Thục, sau đó ít ngày, chúng tôi hân hoan gặp lại nhau (Xin xem bài: Phút đầu gặp lại trong Đặc San Bá Ninh, www.La Sanbaninh.org)
Trong buổi khánh thành một nhà thờ Công giáo Việt Nam tại Maryland , tôi gặp Đặng Phước, một cựu học sinh La San Taberd. Qua trò chuyện, Phước cho biết có một người bạn La San Bá Ninh chưa tìm được ai cùng trường lớp cả. Thế là tôi liền nối kết với Cao Hùng. Từ ngày đó, tôi nghĩ rằng mình nên làm điều gì đó để nhóm bạn Bá Ninh cùng sinh hoạt. Biết Hùng giỏi về việc lập website, tôi nhờ Hùng giúp, với bản tính nhiệt tình, Hùng nhận lời ngay, thế là website Trường www.La Sanbaninh.org và egroup baninhnt@yahoogroups.com bắt đầu được chập chững thành hình. Trong ít người bạn Bá Ninh liên lạc đầu tiên có Huỳnh Mỹ. Nhân dịp Mỹ về Nha Trang, trong một buổi gặp mặt nho nhỏ, Mỹ cho các bạn hay vừa bắt liên lạc với một bạn học cũ, đó là Chuẩn, nghe thế Lê bá Quang Huy, lớp 12A liền nhờ Mỹ email cho tôi để nối lại nhịp cầu, thế là tối hôm ấy tôi phone Huy nói chuyện thật lâu, nhờ đó biết tin được một số bạn La San Bá Ninh hiện đang ở Nha Trang.
Qua website của Nha Trang, tôi hỏi thăm anh phụ trách là Nguyễn Đăng, Texas để xin nhận cuốn Vidéo hình ảnh quý giáo chức trước năm 1975 họp mặt Nha Trang năm 2000. Tôi nhận ra trong đó có một số Thầy từng dạy Bá Ninh như: Thầy Nguyễn văn Thừa, Thầy Đỗ quang Đĩnh, Thầy Nguyễn Hâm, Thầy Huỳnh đức Phương, Thầy Lý Khán, Thầy Trần đăng Lộc, Thầy Nguyễn ngọc Thạch, Thầy Phạm Vinh…Ghi số phone và số nhà Thầy Trần đăng Nhơn, trưởng ban tổ chức. Đầu năm 2001 tôi về Nha Trang, cùng Huy đến nhà Thầy ở đường Lê Chân (Khổng Tử cũ) xin Thầy số phone và địa chỉ các Thầy BN mà tôi đã lọc ra từ danh sách giáo chức Nha Trang. Sau đó những ngày đầu năm 2001, cùng Lê văn Hảo, Lê bá Quang Huy, Huỳnh công Anh ngồi lại bàn bạc rồi trải qua 2 buổi để tìm và đến thăm quý Thầỵ. Vì Thầy Ngô văn Sách dời nhà liên tục, nên phải mất nhiều thời gian dò hỏi, cuối cùng gặp Thầy ở trong 1 căn phòng thuê như một mái lều nhỏ mỗi chiều 3 mét vuông. Dịp này có sự cộng tác của các bạn BN hải ngoại, món quà đã được chia xẻ đến các Thầy BN gặp lại sau hơn 25 năm. Có Thầy nghẹn ngào cảm động khóc và nói không lên lời. Thăm Thầy giám thị Lê văn Cảnh lần đầu và cũng là lần cuối vì Thầy qua đời sau đó vài tháng.
Trong vài tuần trở lại Nha Trang lần đầu tiên sau khi rời Trường, tôi dành hết thời gian cùng gia đình và bạn bè đi thăm vòng quanh Trường cũ, Cộng đoàn La San Bá Ninh số 8 Đường Lê Lợi, đi thăm vài hòn Đảo, tắm biển và lai rai vài ly bia rượu cùng Càfé tại một số quán xá dọc đường biển Duy Tân. Cùng đến nhà một số bạn chơi, cố tìm tung tích một số bạn thân như Nguyễn cao Nguyên, Trần Toản... Nguyên đã rời Nha Trang từ lâu, tôi nhờ Cô em gái cho địa chỉ Nguyên tại Hoa Kỳ và sau đó gặp cháu gái Trần Toản, sẽ đến đoàn tụ gia đình tại Mỹ vào tháng 3, 2001. Về lại Mỹ, tôi viết thư đến Nguyên, nhắc chuyện mượn cuốn sách “Hiệp khí đạo trong đời sống hàng ngày”. Độ vài ngày sau, Nguyên email cho tôi, và kể tôi nghe chuyện vượt biên kinh hoàng, thập tử nhất sinh mà Nguyên đã trải qua, tàu đắm, lênh đênh trên biển sau may mắn được cứu sống. Và sau đó, tôi tiếp tục liên lạc với cháu gái Toản, độ khoảng 2 tháng sau, Cô ta cho tôi số phone Toản, tôi lại có dịp trò chuyện với người bạn Hướng đạo nghệ sĩ với hình ảnh chiếc đàn Guitar và ngón đàn điêu luyện thu hút lòng người. Toản cũng mừng không kém, cho tôi hay là người bạn đầu tiên liên lạc được sau năm 1975.
Thoáng nghe có bạn cho hay Lê quang Điệp có thể đang ở San Diego hoặc San José , California . Tôi lên Net tìm thì có 3 người tên họ Diep Le ở San Diego, tôi phone gọi cả ba, hai người trước thắc mắc sao tôi có số phone họ. May mắn cú phone thứ ba làm tôi không thất vọng, bên kia đầu dây điện thoại, có giọng phu nữ trả lời: "Anh đợi ông xã em chút xíu." Thế là quá vui gặp được người bạn xưa, còn là ân nhân luôn đèo chở tôi đi cắm trại xa như Đại Lãnh, Lương Sơn…
Làm moderator egroup Bá Ninh, một hôm tôi nhận được email của một người muốn gia nhập nhóm, với cái địa chỉ email: thukhuat2002 ….tôi “điều tra” xem thử có đúng là cựu học sinh La San Bá Ninh không? Liền hỏi nơi ở, số phone, bạn bè xưa …Anh này dè dặt không muốn cho biết, và trả lời rằng, nếu muốn liên lạc thì gởi qua mail. Tôi lý luận: nếu thật là CHS BN thì sao lại muốn dấu “tung tích”. Khi vừa delete cái email đó, chợt nghĩ ra, có khi nào là Khuất văn Thu không? Bèn lục lọi ở “trash” email và hỏi có phải là Thu có cái đùi to “đạp xích lô”? Đúng rồi, thế là một con chim lạc bầy, xa mãi tận England lại tung cánh tìm về tổ ấm.
Trong dịp đầu tiên tham dự hội ngộ nhóm cựu hoc sinh 12AB niên khóa 1974-75 vào ngày 20 tháng 1 năm 2001 tại Nha Trang, gặp lai nhiều bạn bè cũ, tôi cảm thấy thật hạnh phúc, ngỡ như mình đang nằm chiêm bao, cao hứng ngâm lên vài câu thơ tự phát:
Tôi vẫn không tin đã có ngày
Trở về quê cũ vui lắm thay
Tay trong tay ôm chầm lấy bạn
Kể chuyện xa cách những tháng ngày…
Vào năm 2002, sau lần họp mặt nhóm LSBN tại
Nha Trang, tôi quá đổi vui mừng, ước mong nhóm Bá Ninh hải ngoại cũng sớm có buổi hội ngộ đầu tiên, sau nhiều email và phone kêu gọi, may thay có Hoàng thái Sơn sống gần Orange County, CA, sẵn lòng cho mượn địa điểm nhà để tập họp anh em Bá Ninh mọi niên khóa. Và cũng như lần họp mặt trước đây tại quốc nội, tôi cảm động và vui sướng khi nhìn gặp các bạn và anh em Bá Ninh cũ, mới, chan chứa tình cảm đầy ắp tình thân.
Trong dịp này Cao Hùng cho hay vừa tìm ra và đang liên lạc với Cô giáo Trần Cảnh Tịnh, dạy Việt Văn lớp 6, lòng tôi phấn khởi vô cùng, sau đó tôi có dịp nói chuyện với Cô giáo xưa, Cô cũng bồi hồi cảm xúc, kể chuyện thời gian dạy học thú vị ở Trường La San Bá Ninh. Một quãng thời gian sau, anh em cũng nối lại được mối dây với các Thầy Nguyễn hữu Tùng, Nguyễn văn Chuyên Anh Văn, Hồng văn Xiết, Mai Nam, Nguyễn Chuyên Sử địa, Ngô văn Sung và Cô Minh Thu.
Qua Nguyễn đức Phương, tôi liên lạc được với Đặng công Cường và một số đàn anh lớp trước. “Tiếng lành đồn xa”, sau đó egroup mở rộng, số anh em ghi tên gia nhập ngày càng đông, tôi vẫn còn nhớ rõ tánh tình cởi mở, rất dễ mến, xứng đáng là đàn anh của các niên trưởng khóa trước, và các bạn mới gặp lần đầu, ai cũng thân thiện cả. Qua anh Minh Tâm tôi liên lạc được Nguyễn Phát, tay đàn Guitar nổi tiếng cùng Trần cao Sơn ban nhạc Bá Ninh mà ngày xưa tôi rất ngưỡng mộ. Nhờ Cường tôi đã tiếp xúc gặp lại vị hiệu trưởng cuối cùng của Trường là cựu sư huynh Nguyễn văn Tín . Sau này nhờ Phạm đình Phương chịu khó thu thập tin tức xa gần, đã tìm ra thêm một số bạn cùng lớp như Lương thanh Tâm, Ngô thanh Sơn, Nguyễn xuân Hữu…
Qua liên lạc với Frère Hùng, tôi biết được Frère Phan văn Chức, vị hiệu trưởng La San Bá Ninh còn sống. Năm 2003, tôi lại trở về Việt Nam, thăm quý Thầy Bá Ninh Nha Trang và ít hôm sau vào SàiGòn, nhờ Frère Hùng bỏ công dẫn dắt chở đi đến nhà duỡng lão La San Mai Thôn, La San Taberd, Cộng đoàn La San Phú Thọ, La San Đức Minh, tôi gặp được Frère Hinh, Frère Vân Hà, Frère Tốt, Frère Quí, Frère Philibert… và xúc động muốn khóc khi nhìn thấy Frère Chức ngồi trên chiếc xe lăn, ôm chầm lấy Frère mà Frère không còn biết hoặc nhớ được gì cả.
Thông tin với các anh chị egroup Nha Trang, một ngày năm 2003, tôi nhận tin từ người Cô của bạn cùng lớp là Đơn Dương, cho hay người tài tử nổi tiếng này sắp đến Hoa Kỳ, tôi email hỏi thăm và rất mừng là tuy mới đến Mỹ, Đơn Dương cũng cố gắng gặp bạn Bá Ninh trong dịp họp mặt nhóm lần thứ 2 năm 2003, tại Quận Cam, California. Sau này duyên kỳ ngộ, Dương tìm được Nguyễn văn Dũng, cách tôi chưa đầy 1 tiếng lái xe, cũng như anh Tô quốc Bảo, đã gặp hơn một năm qua, rồi tôi mới biết và mời anh vào nhóm BN.
Thời gian gần đây nhờ facebook, chúng tôi tìm được thêm khá nhiều anh em LSBN các lớp đàn anh, mối thân tình thắt chặt hơn. Đã cùng nhau tổ chức họp mặt, gởi quà Tết đến quý Thầy Frère mỗi dịp Xuân về, liên lạc egroups hằng ngày, sáng tác, đăng bài viết trên website trường và đang chuẩn bị cho ra mắt đặc san kỷ niệm 60 trường La San Bá Ninh được thành lập.
Thấm thoát đã hơn 13 năm gặp các đồng môn và bạn hữu mới cũ của trường La San Bá Ninh, do nhiều anh em giới thiệu, nay nhóm đã có 11 lần họp mặt tại hải ngoại. Hội ngộ năm 2013 quy tụ khoảng 130 giáo chức và gia đình La San Bá Ninh tại San Jose, CA . Egroups Bá Ninh gồm khoảng 150 người ở hải ngoại và gần 50 anh em trong nước. Thật là điều quá sức may mắn, để cùng nhau hồi tưởng lại chút hương vị dư âm thơ mộng về trường xưa Thầy bạn ngày tháng cũ. Xin cảm ơn sự giúp đỡ và cộng tác của quý anh em, mỗi người mỗi cách, để nhóm La San Bá Ninh được tồn tại và hy vọng sẽ còn nhiều cuộc họp mặt, cùng sinh hoạt thú vị khác trong tương lai.
Quý giá hơn cả bạc lẫn cả vàng
Đó là tình Thầy-Trò và bằng hữu.
Nếu tôi nhớ không lầm thì khoảng năm 1985, khi đi dọc theo vĩa hè chợ Xuân Lộc, tỉnh Long Khánh để tìm thợ, nhờ sửa cho chiếc đồng hồ vặn dây, do người thân quen tặng, tôi gặp được Trần công Đào, một bạn học cùng lớp 12B niên khóa 1974-1975. Ngồi loay hoay bơm mực vào các cây viết, khuôn mặt Đào không mấy đổi khác, nước da đen sẩm vì bụi đời sương gió, nắng chói chan chốn đất đỏ mịt mù.
Gặp được Đào như người đang lạc đường trong sa mạc tìm thấy vũng nước, tôi và Đào oà lên vui mừng vì sau khoảng 10 năm rời Trường, lần đầu tiên gặp lại một bạn học cũ. Điều mà tôi hằng ao ước nhưng nghĩ rằng không bao giờ trở thành sự thực.
Từ đó về sau, cứ mỗi tháng sau khi đi đốn cây, cưa gỗ ở rừng về, tôi lại tìm Đào. Hai đứa rủ nhau vào quán Càfé, rít vài điếu thuốc thơm kể lại chuyện xưa, cảm thấy thật an ủi và hạnh phúc vô cùng, quý nhau như là bạn tri kỷ, mặc dù thời học sinh chỉ biết mặt chứ không chơi thân với nhau.
Sau đó khoảng năm 1987, cuộc sống biến đổi, tôi lên Sàigòn để làm thợ mộc, trang trí nội thất tại một vài khách sạn và đóng tủ bàn cho người chủ xuất cảng qua Âu Châụ. Một hôm đến nhà người bà con gần nhà thờ Ba Chuông đường Trương Minh Giảng, tôi lại rất ngạc nhiên khi nhìn thấy Phạm gia Bảo, người bạn cùng lớp ngày xưa đang có mặt trong căn nhà. Có lẽ Bảo không nhận ra tôi, nhưng cho dù vóc dáng Bảo nay quá thay đổi, khuôn mặt không khác trước là bao, và cái thói quen cắn móng tay vẫn còn. Sau đó, tôi đến Câu Lạc Bộ cử tạ sát Thảo cầm viên để gặp Bảo, vì lúc ấy Bảo là huấn luyện viên bộ môn này, và đã từng đoạt giải vô địch cử tạ toàn quốc hạng trên 72 kg. Rồi thời gian sau, Bảo biến mất, thì ra anh chàng đã âm thầm vượt biên đặt chân đến Hoa kỳ.
Có lẽ năm 1988, nhân một chuyến đi thăm người thân tại giáo xứ Bùi Chu, Hố Nai, tôi sửng sốt ngạc nhiên khi nhìn thấy khuôn mặt và nụ cười quen thuộc của một Frère huynh trưởng Hướng đạo La San xưa, tóc nhuộm đất cát, mồ hôi nhễ nhại đẩm cả người, đang leo lên từ cái giếng nước đang đào dỡ dang, tôi vội bước đến hỏi : Xin lỗi, anh có phải là Nguyễn công Hùng không? Anh ta cố nhíu mắt nhìn và hỏi lại: “Đúng vậy, anh có phải là Chuẩn không?” Thế là sau 1975, hai “Huynh đệ” cùng đoàn Hướng đạo La San Lạc Việt, đồi La San Nha Trang, tìm lại được nhau. Quá vui mừng anh dẫn tôi vào nơi anh ở, và tặng tấm hình vô giá chụp chung với nhau, nhớ tiếc thủa “tung hoành ngang dọc” thời Hướng đạo…
Tuy không hề nghĩ rằng mình sẽ có may mắn đặt chân đến Hoa Kỳ, thế rồi cơ duyên đã đến . Vào khoảng năm 1998, nhân đi dự đám tang Frère Bonard tại tiểu bang Maryland, tôi gặp được một vị Frère người Việt Nam, trẻ, đẹp trai, nụ cười có duyên và hiền hậu. Trao đổi trò chuyện, thì biết được đó là Frère Nguyễn minh Thành, một cựu học sinh La San Bá Ninh, cũng là em ruột của Nguyễn minh Triệu. Ngoài chuyện học Bá Ninh, Triệu cùng đoàn Hướng đạo với tôi. Mừng quá, tôi xin Frère Thành số phone và được biết Triệu và Hoàng đình Bình vừa liên lạc, gặp nhau tại Georgia, Hoa Kỳ cách đó ít tuần.
Vào khoảng cuối năm 1999, tôi lên Net vào một số website tìm bạn cũ, liên lạc email được với Ngô thế Hoài, Hoài không nhận ra tôi liền hỏi han 8 bạn học Bá Ninh cùng khóa, và may thay Phạm đình Phương còn nhớ đến người bạn học cũ thời tiểu hoc Giuse Nghĩa Thục, sau đó ít ngày, chúng tôi hân hoan gặp lại nhau (Xin xem bài: Phút đầu gặp lại trong Đặc San Bá Ninh, www.La Sanbaninh.org)
Trong buổi khánh thành một nhà thờ Công giáo Việt Nam tại Maryland , tôi gặp Đặng Phước, một cựu học sinh La San Taberd. Qua trò chuyện, Phước cho biết có một người bạn La San Bá Ninh chưa tìm được ai cùng trường lớp cả. Thế là tôi liền nối kết với Cao Hùng. Từ ngày đó, tôi nghĩ rằng mình nên làm điều gì đó để nhóm bạn Bá Ninh cùng sinh hoạt. Biết Hùng giỏi về việc lập website, tôi nhờ Hùng giúp, với bản tính nhiệt tình, Hùng nhận lời ngay, thế là website Trường www.La Sanbaninh.org và egroup baninhnt@yahoogroups.com bắt đầu được chập chững thành hình. Trong ít người bạn Bá Ninh liên lạc đầu tiên có Huỳnh Mỹ. Nhân dịp Mỹ về Nha Trang, trong một buổi gặp mặt nho nhỏ, Mỹ cho các bạn hay vừa bắt liên lạc với một bạn học cũ, đó là Chuẩn, nghe thế Lê bá Quang Huy, lớp 12A liền nhờ Mỹ email cho tôi để nối lại nhịp cầu, thế là tối hôm ấy tôi phone Huy nói chuyện thật lâu, nhờ đó biết tin được một số bạn La San Bá Ninh hiện đang ở Nha Trang.
Qua website của Nha Trang, tôi hỏi thăm anh phụ trách là Nguyễn Đăng, Texas để xin nhận cuốn Vidéo hình ảnh quý giáo chức trước năm 1975 họp mặt Nha Trang năm 2000. Tôi nhận ra trong đó có một số Thầy từng dạy Bá Ninh như: Thầy Nguyễn văn Thừa, Thầy Đỗ quang Đĩnh, Thầy Nguyễn Hâm, Thầy Huỳnh đức Phương, Thầy Lý Khán, Thầy Trần đăng Lộc, Thầy Nguyễn ngọc Thạch, Thầy Phạm Vinh…Ghi số phone và số nhà Thầy Trần đăng Nhơn, trưởng ban tổ chức. Đầu năm 2001 tôi về Nha Trang, cùng Huy đến nhà Thầy ở đường Lê Chân (Khổng Tử cũ) xin Thầy số phone và địa chỉ các Thầy BN mà tôi đã lọc ra từ danh sách giáo chức Nha Trang. Sau đó những ngày đầu năm 2001, cùng Lê văn Hảo, Lê bá Quang Huy, Huỳnh công Anh ngồi lại bàn bạc rồi trải qua 2 buổi để tìm và đến thăm quý Thầỵ. Vì Thầy Ngô văn Sách dời nhà liên tục, nên phải mất nhiều thời gian dò hỏi, cuối cùng gặp Thầy ở trong 1 căn phòng thuê như một mái lều nhỏ mỗi chiều 3 mét vuông. Dịp này có sự cộng tác của các bạn BN hải ngoại, món quà đã được chia xẻ đến các Thầy BN gặp lại sau hơn 25 năm. Có Thầy nghẹn ngào cảm động khóc và nói không lên lời. Thăm Thầy giám thị Lê văn Cảnh lần đầu và cũng là lần cuối vì Thầy qua đời sau đó vài tháng.
Trong vài tuần trở lại Nha Trang lần đầu tiên sau khi rời Trường, tôi dành hết thời gian cùng gia đình và bạn bè đi thăm vòng quanh Trường cũ, Cộng đoàn La San Bá Ninh số 8 Đường Lê Lợi, đi thăm vài hòn Đảo, tắm biển và lai rai vài ly bia rượu cùng Càfé tại một số quán xá dọc đường biển Duy Tân. Cùng đến nhà một số bạn chơi, cố tìm tung tích một số bạn thân như Nguyễn cao Nguyên, Trần Toản... Nguyên đã rời Nha Trang từ lâu, tôi nhờ Cô em gái cho địa chỉ Nguyên tại Hoa Kỳ và sau đó gặp cháu gái Trần Toản, sẽ đến đoàn tụ gia đình tại Mỹ vào tháng 3, 2001. Về lại Mỹ, tôi viết thư đến Nguyên, nhắc chuyện mượn cuốn sách “Hiệp khí đạo trong đời sống hàng ngày”. Độ vài ngày sau, Nguyên email cho tôi, và kể tôi nghe chuyện vượt biên kinh hoàng, thập tử nhất sinh mà Nguyên đã trải qua, tàu đắm, lênh đênh trên biển sau may mắn được cứu sống. Và sau đó, tôi tiếp tục liên lạc với cháu gái Toản, độ khoảng 2 tháng sau, Cô ta cho tôi số phone Toản, tôi lại có dịp trò chuyện với người bạn Hướng đạo nghệ sĩ với hình ảnh chiếc đàn Guitar và ngón đàn điêu luyện thu hút lòng người. Toản cũng mừng không kém, cho tôi hay là người bạn đầu tiên liên lạc được sau năm 1975.
Thoáng nghe có bạn cho hay Lê quang Điệp có thể đang ở San Diego hoặc San José , California . Tôi lên Net tìm thì có 3 người tên họ Diep Le ở San Diego, tôi phone gọi cả ba, hai người trước thắc mắc sao tôi có số phone họ. May mắn cú phone thứ ba làm tôi không thất vọng, bên kia đầu dây điện thoại, có giọng phu nữ trả lời: "Anh đợi ông xã em chút xíu." Thế là quá vui gặp được người bạn xưa, còn là ân nhân luôn đèo chở tôi đi cắm trại xa như Đại Lãnh, Lương Sơn…
Làm moderator egroup Bá Ninh, một hôm tôi nhận được email của một người muốn gia nhập nhóm, với cái địa chỉ email: thukhuat2002 ….tôi “điều tra” xem thử có đúng là cựu học sinh La San Bá Ninh không? Liền hỏi nơi ở, số phone, bạn bè xưa …Anh này dè dặt không muốn cho biết, và trả lời rằng, nếu muốn liên lạc thì gởi qua mail. Tôi lý luận: nếu thật là CHS BN thì sao lại muốn dấu “tung tích”. Khi vừa delete cái email đó, chợt nghĩ ra, có khi nào là Khuất văn Thu không? Bèn lục lọi ở “trash” email và hỏi có phải là Thu có cái đùi to “đạp xích lô”? Đúng rồi, thế là một con chim lạc bầy, xa mãi tận England lại tung cánh tìm về tổ ấm.
Trong dịp đầu tiên tham dự hội ngộ nhóm cựu hoc sinh 12AB niên khóa 1974-75 vào ngày 20 tháng 1 năm 2001 tại Nha Trang, gặp lai nhiều bạn bè cũ, tôi cảm thấy thật hạnh phúc, ngỡ như mình đang nằm chiêm bao, cao hứng ngâm lên vài câu thơ tự phát:
Tôi vẫn không tin đã có ngày
Trở về quê cũ vui lắm thay
Tay trong tay ôm chầm lấy bạn
Kể chuyện xa cách những tháng ngày…
Vào năm 2002, sau lần họp mặt nhóm LSBN tại
Nha Trang, tôi quá đổi vui mừng, ước mong nhóm Bá Ninh hải ngoại cũng sớm có buổi hội ngộ đầu tiên, sau nhiều email và phone kêu gọi, may thay có Hoàng thái Sơn sống gần Orange County, CA, sẵn lòng cho mượn địa điểm nhà để tập họp anh em Bá Ninh mọi niên khóa. Và cũng như lần họp mặt trước đây tại quốc nội, tôi cảm động và vui sướng khi nhìn gặp các bạn và anh em Bá Ninh cũ, mới, chan chứa tình cảm đầy ắp tình thân.
Trong dịp này Cao Hùng cho hay vừa tìm ra và đang liên lạc với Cô giáo Trần Cảnh Tịnh, dạy Việt Văn lớp 6, lòng tôi phấn khởi vô cùng, sau đó tôi có dịp nói chuyện với Cô giáo xưa, Cô cũng bồi hồi cảm xúc, kể chuyện thời gian dạy học thú vị ở Trường La San Bá Ninh. Một quãng thời gian sau, anh em cũng nối lại được mối dây với các Thầy Nguyễn hữu Tùng, Nguyễn văn Chuyên Anh Văn, Hồng văn Xiết, Mai Nam, Nguyễn Chuyên Sử địa, Ngô văn Sung và Cô Minh Thu.
Qua Nguyễn đức Phương, tôi liên lạc được với Đặng công Cường và một số đàn anh lớp trước. “Tiếng lành đồn xa”, sau đó egroup mở rộng, số anh em ghi tên gia nhập ngày càng đông, tôi vẫn còn nhớ rõ tánh tình cởi mở, rất dễ mến, xứng đáng là đàn anh của các niên trưởng khóa trước, và các bạn mới gặp lần đầu, ai cũng thân thiện cả. Qua anh Minh Tâm tôi liên lạc được Nguyễn Phát, tay đàn Guitar nổi tiếng cùng Trần cao Sơn ban nhạc Bá Ninh mà ngày xưa tôi rất ngưỡng mộ. Nhờ Cường tôi đã tiếp xúc gặp lại vị hiệu trưởng cuối cùng của Trường là cựu sư huynh Nguyễn văn Tín . Sau này nhờ Phạm đình Phương chịu khó thu thập tin tức xa gần, đã tìm ra thêm một số bạn cùng lớp như Lương thanh Tâm, Ngô thanh Sơn, Nguyễn xuân Hữu…
Qua liên lạc với Frère Hùng, tôi biết được Frère Phan văn Chức, vị hiệu trưởng La San Bá Ninh còn sống. Năm 2003, tôi lại trở về Việt Nam, thăm quý Thầy Bá Ninh Nha Trang và ít hôm sau vào SàiGòn, nhờ Frère Hùng bỏ công dẫn dắt chở đi đến nhà duỡng lão La San Mai Thôn, La San Taberd, Cộng đoàn La San Phú Thọ, La San Đức Minh, tôi gặp được Frère Hinh, Frère Vân Hà, Frère Tốt, Frère Quí, Frère Philibert… và xúc động muốn khóc khi nhìn thấy Frère Chức ngồi trên chiếc xe lăn, ôm chầm lấy Frère mà Frère không còn biết hoặc nhớ được gì cả.
Thông tin với các anh chị egroup Nha Trang, một ngày năm 2003, tôi nhận tin từ người Cô của bạn cùng lớp là Đơn Dương, cho hay người tài tử nổi tiếng này sắp đến Hoa Kỳ, tôi email hỏi thăm và rất mừng là tuy mới đến Mỹ, Đơn Dương cũng cố gắng gặp bạn Bá Ninh trong dịp họp mặt nhóm lần thứ 2 năm 2003, tại Quận Cam, California. Sau này duyên kỳ ngộ, Dương tìm được Nguyễn văn Dũng, cách tôi chưa đầy 1 tiếng lái xe, cũng như anh Tô quốc Bảo, đã gặp hơn một năm qua, rồi tôi mới biết và mời anh vào nhóm BN.
Thời gian gần đây nhờ facebook, chúng tôi tìm được thêm khá nhiều anh em LSBN các lớp đàn anh, mối thân tình thắt chặt hơn. Đã cùng nhau tổ chức họp mặt, gởi quà Tết đến quý Thầy Frère mỗi dịp Xuân về, liên lạc egroups hằng ngày, sáng tác, đăng bài viết trên website trường và đang chuẩn bị cho ra mắt đặc san kỷ niệm 60 trường La San Bá Ninh được thành lập.
Thấm thoát đã hơn 13 năm gặp các đồng môn và bạn hữu mới cũ của trường La San Bá Ninh, do nhiều anh em giới thiệu, nay nhóm đã có 11 lần họp mặt tại hải ngoại. Hội ngộ năm 2013 quy tụ khoảng 130 giáo chức và gia đình La San Bá Ninh tại San Jose, CA . Egroups Bá Ninh gồm khoảng 150 người ở hải ngoại và gần 50 anh em trong nước. Thật là điều quá sức may mắn, để cùng nhau hồi tưởng lại chút hương vị dư âm thơ mộng về trường xưa Thầy bạn ngày tháng cũ. Xin cảm ơn sự giúp đỡ và cộng tác của quý anh em, mỗi người mỗi cách, để nhóm La San Bá Ninh được tồn tại và hy vọng sẽ còn nhiều cuộc họp mặt, cùng sinh hoạt thú vị khác trong tương lai.
Phan Chuẩn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét