6/5/15

Trường Adran Đà Lạt



Hân hạnh giới thiệu cùng anh chị em gia đình La San, quý Sư huynh, cựu Sư huynh và quý cựu học sinh La San lịch sử tóm lược Trường Adran Đà Lạt
Đây là bài viết tóm lược để đưa vào trong kỷ yếu 150 năm La San Việt Nam, vì vậy chúng tôi mong nhận được sự góp ý chân thành từ mọi thành viên gia đình La San. Mọi thông tin trao đổi xin trực tiếp với Sư huynh Giuse Lê Văn Phượng.



TRƯỜNG ADRAN (Collège d’Adran), ĐÀ LẠT
1941 – 1975

Năm 1941, tại khu rừng Ái Ân, ngôi trường đầu tiên trên cao nguyên được thành lập mang tên là Trường Trung Học La San Adran do Sư huynh Emilien, sáng lập viên và hiệu trưởng tiên khởi với tên trường là La San Adran.

Niên khóa 1945-1946 được kết thúc với sĩ số học sinh là 102 học sinh với 71 nội trú. Trong thời gian này tình hình chính trị trong nước còn nhiều bất ổn.

Ngày 18/08/1946: Sáu năm sau khi thành lập, Sư huynh Dosithée-Urbain, thay thế làm quyền hiệu trưởng trong khi chờ đợi vị hiệu trưởng chính thức là Sư huynh Perial-Régis, đang bị cầm chân tại Hà Nội vì chiến cuộc.

Ngày 25/9/1946 Sư huynh Perial-Régis đến Đà Lạt và ngày hôm sau Sư huynh Tổng Phụ quyền Zacharias tuyên đọc trước mặt cộng đoàn các Sư huynh tại trường Adran văn thư bổ nhiệm vị tân hiệu trưởng.




Sư huynh Tổng Phụ quyền lưu lại Đà Lạt thêm một tuần để nắm bắt nhu cầu thực tế của Adran cũng như giúp cố vấn về thái độ cần có trước tình hình đổi mới của đất nước Việt Nam.


Ngày 01 tháng 10 năm 1946, khai giảng niên khóa 1946-1947. Trường lúc bấy giờ có 89 học sinh, trong đó có 55 nội trú trình diện đúng vào ngày khai giảng. Ban giáo sư gồm 19 sư huynh. Sư huynh Emilien, sáng lập viên và hiệu trưởng tiên khởi của Adran, sau 06 năm điều hành đã được thay thế bởi Sư huynh Perial-Régis


Tình hình năm 1947 rất tốt dưới khía cạnh tôn giáo đạo đức: thầy trò trong trường tham dự đông đảo và thường xuyên các nghi lẽ tôn giáo, 23 học sinh được rước lễ lần đầu, 02 nghi lễ rửa tội, 01 lễ tuyên thệ bỏ sai lạc để quay trở về Công giáo. Tình trạng sức khoẻ của mọi người đều thoả đáng, tình trạng tài chánh cũng cân đối, tạm đủ dù số học sinh có phận hạn chế.

Số học sinh không thay đổi mấy: khoảng 100 học sinh vào những ngày đầu tựu trường, 101 học sinh vào cuối tháng 12 ! Nhiều học sinh sang Pháp và được bù lại bằng những ghi danh mới. An ninh lần hồi trở lại và trả lại sự an tâm cho các gia đình có con cái theo học tại trường. Trường này có nhận một học sinh rất đặc biệt: đó là Hoàng Tử Bảo Long, con Vua Bảo Đại.. Nhà trường cũng bắt đầu phấn khởi lên.

Về khía cạnh thiêng liêng, thầy trò trong trường tham dự đông đảo và thường xuyên các nghi lễ tôn giáo, tình tình trạng tài chánh cũng cân đối, tạm đủ dù số học sinh có phận hạn chế. Trường Adarn cũng vinh dự đón tiếp các vị chức sắc đạo đời đến viếng thăm và nói lời cám ơn với các Sư huynh dành trọng đời mình để chỉ lo thời phượng Chúa và dạy học cho con trẻ với tất cả đức tin và lòng nhiệt thành của mình.

Năm 1975, nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã trưng thu trường Adran và lập thành trường mang tên Lê Quý Đôn


Sh. Tổng Đại Diện của Dòng đến thăm Đà Lạt - 2014


Sh. Michel Trịnh Phước Hải người “bám đất, giữ nhà” trường Adran, Đà Lạt



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét