Hân hạnh giới thiệu cùng anh chị em gia đình La San, quý Sư huynh, cựu Sư huynh và quý cựu học sinh La San lịch sử tóm lược Trường La San Kim Phước, Kontum
Đây là bài viết tóm lược để đưa vào trong kỷ yếu 150 năm La San Việt Nam, vì vậy chúng tôi mong nhận được sự góp ý chân thành từ mọi thành viên gia đình La San. Mọi thông tin trao đổi xin trực tiếp với Sư huynh Giuse Lê Văn Phượng.
Trong một cuộc gặp gỡ giữa Sư huynh phụ tá tổng quyền Zacharias cùng đức cha Seitz, giám mục đại diện tông tòa của địa phận Kontum (1906-1984) trước đây. Với sự bảo trợ của ngài, ngày 30 tháng 07 năm 1956, một trường học dành cho học sinh nam với bậc tiểu học và trung học đệ nhất cấp được thành lập tại Đại Chủng Viện do các Sư huynh La San điều hành.
Đây là bài viết tóm lược để đưa vào trong kỷ yếu 150 năm La San Việt Nam, vì vậy chúng tôi mong nhận được sự góp ý chân thành từ mọi thành viên gia đình La San. Mọi thông tin trao đổi xin trực tiếp với Sư huynh Giuse Lê Văn Phượng.
LA SAN KIM PHƯỚC, KONTUM
1956 - 1973
1956 - 1973
Trong một cuộc gặp gỡ giữa Sư huynh phụ tá tổng quyền Zacharias cùng đức cha Seitz, giám mục đại diện tông tòa của địa phận Kontum (1906-1984) trước đây. Với sự bảo trợ của ngài, ngày 30 tháng 07 năm 1956, một trường học dành cho học sinh nam với bậc tiểu học và trung học đệ nhất cấp được thành lập tại Đại Chủng Viện do các Sư huynh La San điều hành.
Sư huynh Florent Nghi (hiệu trưởng) và Sư huynh Raymondus Camille đến Kon Tum điều khiển trường. Hai tuần sau Sư huynh Girard Gẫm (Nhơn) gia nhập cộng đoàn mới này. Ba tháng sau (tháng 11/1956) Sư huynh Innocent Từ lại lên cao nguyên, niên khóa 1956-1957, cộng đoàn mới được có bốn (04) thành viên.
Có 4 giáo viên đến đứng lớp phụ giúp các sư huynh. Trong những tháng đầu khai giảng các lớp đệ thất (lớp 6), lớp nhất (lớp 5), lớp nhì (lớp 4), lớp ba (lớp 3). Chẳng bao lâu các lớp đầy ứ học sinh. Trong số các học sinh có 13 em học sinh dân tộc (10 em dân tộc Bana, 3 em dân tộc Giarai).
Năm 1957, trường được xây dựng, nhưng tiến độ thi công chậm. Năm học mới cộng đoàn có 5 Sư huynh đó là Sư huynh Florent (hiệu trưởng), Sư huynh Nivard (giám học), Sư huynh Gilbert (thầy việc kiêm giáo sư), hai sư huynh giáo viên là Sư huynh Raymondus Camille (Mairot, thừa sai Pháp) và Sư huynh Innocent Đào Duy Từ. Đến tháng 8, cộng đoàn dời từ Đại Chủng Viện về trường. Ban giảng huấn của trường gồm 5 sư huynh và 6 thầy giáo.
Trong môi trường học đường của trường La San Kim Phước[1], các học sinh kinh thượng có dịp học hành chơi đùa hồn nhiên bên nhau, các bé người dân tộc sẽ thấy rằng chuyện học hành chuyên cần và đạt được thứ hạng cao trong học tập như các bé người kinh bạn không còn là chuyện lạ[2], và đấy là một động lực giúp chúng tích cực học tập.
Trong những năm đầu, La San Kim Phước có thành lập 2 tổ chức hội hè dành cho thanh thiếu niên của mình: Hội Chúa Giêsu Hài Đồng (Congrégation du TSEJ) và Thanh Sinh Công (JEC). Hội Chúa Giêsu Hài Đồng có vẻ mang lại nhiều kết quả phấn khởi về khía cạnh thúc đẩy lòng đạo đức và động viên các ơn gọi
.
'
Số học sinh luôn gia tăng theo năm tháng nên trường thì phải đối diện luôn với nhiều nhu cầu cấp thiết để cải thiện môi trường giáo dục dành cho các công dân tương lai. Năm 1964 số lượng học sinh vượt quá 900 em. Các sư huynh phải cất mới một nhà nguyện. Nhà nguyện cũ dùng làm phòng học cho lớp đệ tứ (lớp 9). Các sư huynh cũng cất thêm 2 phòng học mới, nối liền dãy phòng học với khu nhà nội trú. Các học sinh trường vẫn tiếp tục chứng tỏ tính ngoan hiền và gây được nhiều tiếng tốt cho nhà trường. Kỳ thi tiểu học năm ấy, kết quả rất khả quan. 105 em học sinh trên 110 em đã đậu. Tốt nghiệp trung học đệ nhất cấp là 17 trên 19 học sinh dự thi.
Khoảng 1 thập niên sau, giáo phận trao nhượng đất cho Dòng La San, Sư huynh Apollinaire Trần Văn Dinh đại diện Dòng La San để lập chứng thư nhượng đất với Tòa Giám Mục.
Đến năm 1967, trường La San Kim Phước được xây dựng thành hình chữ U gồm 3 dãy nhà trệt, lợp tôn, khung trần nhà bằng sắt. Trường có tất cả 17 lớp học, nhà nguyện và một phòng sinh hoạt Công giáo Tiến hành tọa lạc theo hai cánh bên. Dãy ngang cuối đáy của chữ U là khu vực của cộng đoàn và nhà nội trú dành cho “học sinh dân tộc”.
Phía sau khu vực cộng đoàn còn có xây thêm vài phòng để làm nhà bếp, nhà ăn, kho dụng cụ … Chính giữa các dãy nhà là sân chơi, sân bóng rỗ, bóng chuyền và nhà chơi có mái che nhỏ dành cho học sinh trú mưa.
Thể dục thể thao được coi trọng trong sự nghiệp giáo dục truyền thống của anh em La San. Đá banh, bóng chuyền, bóng rỗ, bóng bàn … được tổ chức bài bản và quy mô hơn trong các lớp lớn. Vào những ngày lễ lớn trong năm, các đội thể thao của trường La San Kim Phước đều đạt thành tích cao, đoạt được cúp vô địch bóng đá, bóng chuyền, bóng rỗ trong các cuộc tranh tài giữa các trường công và trường tư thuộc cấp tỉnh.
Năm học 1969 – 1970 sĩ số học sinh là 1270 em, trong đó số học sinh người dân tộc tăng lên 138 em (có 24 em nội trú). Năm ấy trường mở thêm một lớp đệ tứ. Cuối năm học này phụ huynh để nghị trường xin phép mở thêm ban trung học đệ nhị cấp (cấp trung học phổ thông).
Phía sau khu vực cộng đoàn còn có xây thêm vài phòng để làm nhà bếp, nhà ăn, kho dụng cụ … Chính giữa các dãy nhà là sân chơi, sân bóng rỗ, bóng chuyền và nhà chơi có mái che nhỏ dành cho học sinh trú mưa.
Thể dục thể thao được coi trọng trong sự nghiệp giáo dục truyền thống của anh em La San. Đá banh, bóng chuyền, bóng rỗ, bóng bàn … được tổ chức bài bản và quy mô hơn trong các lớp lớn. Vào những ngày lễ lớn trong năm, các đội thể thao của trường La San Kim Phước đều đạt thành tích cao, đoạt được cúp vô địch bóng đá, bóng chuyền, bóng rỗ trong các cuộc tranh tài giữa các trường công và trường tư thuộc cấp tỉnh.
Năm học 1969 – 1970 sĩ số học sinh là 1270 em, trong đó số học sinh người dân tộc tăng lên 138 em (có 24 em nội trú). Năm ấy trường mở thêm một lớp đệ tứ. Cuối năm học này phụ huynh để nghị trường xin phép mở thêm ban trung học đệ nhị cấp (cấp trung học phổ thông).
Năm 1973 tình hình chiến sự tại vùng Tây Nguyên ngày càng leo thang, trường ngưng hoạt động. Các sư huynh rời khỏi Kontum.
Một phần chứng thư nhượng đất của giáo phận Kontum
(ĐC. Paul Seitz) cho dòng La San (Sh. Apolinaire Dinh đại diện) để xây dựng trường La San Kim
Phước.
[1] Kim Phước là do sự gộp lại tên Việt hóa
của hai đức cha Paul Léon Seitz (Kim) đương nhiệm và đức cha tiên khởi Martial
Jannin (Phước)
[2]
Cũng kinh nghiệm trên đã được tác giả kiểm nghiệm tại La San K’Buôn, Ban Mê
Thuột vào những năm 60 –70.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét