Các sư
huynh đang hiện diện trên thuộc địa Anh không thể lẫn tránh đế quốc
Pháp lâu hơn nữa. Trong truyền thống sinh động của Dòng cùng với khát
vọng truyền giáo mong muốn đem ơn cứu độ đến cho người trẻ nghèo đã
không cho phép các Sư huynh bỏ mặc một miền đất mà một thời gian trước
đây Thiên Chúa đã soi sáng dẫn đưa các Sư huynh đến cùng với giới trẻ
tại đó. Cho nên lời thỉnh cầu của vị đại diện Tông Tòa ở Nam Kỳ sẽ được
Trung Ương Dòng ở Paris mau mắn chấp thuận.
Sau
khi các Sư huynh La San ra đi (1883), thì các gia đình Công giáo gửi con
em họ cho Trường có tên là Institution Taberd, do cha Juhel des Isles
de Kerlan mở tại Sài Gòn vào năm 1873 để nuôi và giáo dục các đứa con
tây lai bị bỏ rơi.
Năm
1885, Cha Le Mée, cha sở Nhà thờ lớn Sài Gòn, lúc còn ở Pháp, tuyên úy
cho các Sư huynh tại Les Francs-Bourgeois và là bạn thân của Sư huynh
Tổng quyền Joseph đã liên lạc và xin Trung Ương Dòng gửi các Sư huynh
đến giúp. Sư huynh Tổng quyền Joseph đã sẵn sàng cho các Sư huynh trở
lại Sài Gòn. Tuy nhiên cũng cần phải đợi một thời gian để tìm chọn các
Sư huynh thừa sai. Sư huynh Ivarch Louis, đang làm Hiệu trưởng Trường St
Benedicto ở Colombo, nghe được tin này, liền viết thư xin tình nguyện
về lại Sài Gòn. Sư huynh Tổng Quyền đồng ý.
Tháng 10 năm 1889, chín (09) Sư huynh xuống tàu tại Marseille qua Việt Nam. Sau 28 ngày hải trình, họ tới Sài Gòn.
[…] Sư
huynh Ivarch-Louis, giờ đây đưa từ Pháp sang một đội ngũ La San hùng
hậu, kết hợp với vài người cũ của năm 1882. Họ đã được dân Sài Gòn đón
tiếp nồng nhiệt và đến ở trường Taberd.
Biến
cố này được xem là bước khởi đầu, mở ra một thời kỳ quan trọng
mới trong quá trình các Sư huynh La San dấn thân vào cánh đồng
truyền giáo Việt Nam.
Được
trở lại Việt Nam năm 1889, các sư huynh đã can đảm bắt tay vào việc,
theo đặc sủng của thánh Gioan La San, ưu tiên cho việc giáo dục trẻ
nghèo, nên những thập niên đầu thế kỷ XX, trên lãnh thổ Đông Dương, họ
đã có 6 cơ sở được tổ chức thành Tỉnh Dòng độc lập, với ngôi trường quan
trọng nhất là Taberd, với cơ sở làm cho người ta chú tâm gắn bó nhất là
trường câm điếc Gia Định, trường miễn phí ngay trong khu vực Taberd,
Tập viện và Trường miễn phí tại Thủ Đức và một trường nhánh tại Vũng
Tàu.
Lúc
bấy giờ Tỉnh Dòng gồm 46 sư huynh, 17 sư huynh học viện và 6 tập sinh.
Ít lâu sau còn lại 4 trường. Điều này cho thấy cơ sở khởi đầu thực là
hạn hẹp([1]). Tuy nhiên phải
nói rằng mục đích giáo dục theo tôn chỉ của Dòng La San đã được các sư
huynh thực hiện tại miền truyền giáo này một cách hoàn hảo. Điều này đã
dấy lên một phong trào tuyển mộ ơn gọi bản xứ thật mạnh mẽ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét